Du lịch Hội An: Cẩm nang từ A đến Z (update thông tin mới nhất 2024)

Nổi bật trong cung đường du lịch miền Trung, phố cổ Hội An như một bức tranh mộc mạc, giản dị và nên thơ. Dù là ngày hay đêm, du lịch Hội An vẫn mang trong mình những vẻ đẹp lôi cuốn khác nhau.

TỔNG QUAN DU LỊCH HỘI AN

Nằm bên bờ bắc hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An mang trong mình vẻ đẹp của một đô thị cổ. Cách thành phố Đà Nẵng hơn 30 km, cách Huế 122 km. Du lịch Hội An là phải kể tới các dãy nhà cổ màu vàng nghệ, dòng sông lung linh hoa đăng khi đêm xuống. Hay những món ăn đậm chất xứ Quảng làm nhung nhớ thực khách.

Ngoài những giá trị văn hoá qua kiến trúc đa dạng, Hội An còn lưu giữ một nền tảng văn hóa phi vật thể khá đồ sộ. Cuộc sống thường nhật của cư dân với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa cùng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, các món ăn đặc sản… làm cho Hội An ngày càng hấp dẫn du khách thập phương.

THỜI ĐIỂM DU LỊCH HỘI AN

du-lich-hoi-an-ivivu-img1

Thời điểm du lịch Hội An tuyệt nhất là từ tháng 2 đến tháng 4 hằng năm. Thời tiết lúc này trời ít mưa, khí hậu dễ chịu. Tránh đi vào mùa hè vì nhiệt độ tăng cao, rất oi bức. Mùa mưa từ tháng 10 – tháng 11 cũng có nhược điểm là không gian ẩm ướt do mưa nhiều và nặng hạt.

Bạn hãy đến thăm Hội An vào ngày 14, rằm âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố, một khung cảnh đặc trưng của Hội An vào dịp lễ.

du-lich-hoi-an-ivivu-img2

DI CHUYỂN: PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN ĐẾN HỘI AN

MÁY BAY

Hội An thuộc Quảng Nam nhưng sân bay gần nhất lại ở Đà Nẵng. Hiện nay các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair đều có khai thác các đường bay từ TP. HCM và Hà Nội đến Đà Nẵng. Nếu muốn mua được vé rẻ, bạn nên đặt trước khoảng 3 đến 6 tháng.

CÁC PHƯƠNG TIỆN KHÁC: Ô TÔ, TÀU HỎA

• Từ Hà Nội hoặc Sài Gòn đều có tuyến xe lửa đến Đà Nẵng (tuyến Bắc – Nam). Giá vé khác nhau tùy loại tàu và loại ghế. Mất từ 14 đến 20 tiếng để đi từ hai thành phố này đến Đà Nẵng bằng xe lửa.

• Xe khách:

+ Ở Sài Gòn có các nhà xe: Hoàng Long Limousine, Tăng Tín Limousine, Hùng Định Limousine… 

+ Ở Hà Nội có các nhà xe: xe giường nằm Dương Vũ, Limousine Thiên Trung, Limousine Tân Kim Chi… 

Thời gian di chuyển: mất khoảng 18 – 20 tiếng từ Hà Nội/Sài Gòn đến Đà Nẵng.

Vì điểm trung chuyển đến Hội An chủ yếu hiện nay là bến tàu, xe Đà Nẵng. Từ đó bạn có thể bắt xe bus/taxi đi Hội An rất thuận tiện.

• Đi từ hướng Hà Nội cũng có thể chọn điểm dừng tại ga Tam Kỳ (Quảng Nam), tại đây bắt xe đi Hội An.

• Nếu xuất phát từ hướng TP.HCM bạn có thể chọn chuyến xe ra miền Bắc hoặc Đà Nẵng, sẽ đi ngang và dừng tại Hội An.

Lưu ý: Từ thành phố Đà Nẵng đi về Hội An có hai cách:

+ Bạn có thể đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km là đến Hội An.

+ Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, đến Hội An khoảng 30km.

PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI Ở HỘI AN

Ảnh: @borntotraveldiaries

• Hội An có đầy đủ các dịch vụ giao thông như xe bus, taxi, xe ôm, xích lô.

• Giá thuê xe máy: tùy vào từng loại xe có giá khác nhau. Dao động từ 80.000 – 700.000 VND/ngày.

• Nhưng thú vị nhất khi đến thăm Hội An vẫn là đi bộ hoặc thuê xe đạp vòng quanh khu phố để cảm nhận nét đặc biệt của nơi này. Giá thuê một chiếc xe đạp tùy theo chỗ cho thuê, dao động từ 30.000đ.

CÁC SỐ ĐIỆN THOẠI CẦN BIẾT KHI DU LỊCH HỘI AN:

Công an thành phố Hội An: 0510 3861204

Bưu điện Hội An: 0235 3862 888

Bệnh viện Hội An: 0235 3914 660

ĐỊA ĐIỂM THAM QUAN TẠI HỘI AN

CHÙA CẦU

du-lich-hoi-an-ivivu-img6

Chùa Cầu là viên ngọc giữa lòng Hội An. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ 16 và được gọi là cầu Nhật Bản. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Cầu có mái che khá độc đáo cùng các kết cấu, họa tiết trang trí. Thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.

Ảnh: @nh.p__

Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.

HỘI QUÁN PHÚC KIẾN

du-lich-hoi-an-ivivu-img7

Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến. Hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang. Góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.

Ảnh: @nul2_

Ảnh: @nul2_

Vị trí: số 46, đường Trần Phú

HỘI QUÁN TRIỀU CHÂU

du-lich-hoi-an-ivivu-img10

Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845. Để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo. Cùng những họa tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.

du-lich-hoi-an-ivivu-img11

Vị trí: số 92B, Nguyễn Duy Hiệu

NHÀ THỜ TỘC TRẦN

du-lich-hoi-an-ivivu-img12

Nhà thờ Tộc Trần do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802. Theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500m vuông. Có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở… Nhà thờ cổ tộc Trần Hội An là nhà thờ cổ mang phong cách nhà thờ tộc của người Việt từ ngàn xưa còn nguyên vẹn hình thể kiến trúc cổ.

du-lich-hoi-an-ivivu-img13

Vị trí: Số 21, đường Lê Lợi

BẢO TÀNG LỊCH SỬ – VĂN HÓA

du-lich-hoi-an-ivivu-img17

Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ… Phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị – thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đai Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).

du-lich-hoi-an-ivivu-img16

du-lich-hoi-an-ivivu-img15

Vị trí: 10b Trần Hưng Đạo, Phường Minh An, Hội An

NHÀ CỔ TẤN KÝ

du-lich-hoi-an-ivivu-img21

Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm. Nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian. Mỗi gian có chức năng riêng. Mặt tiền nhà là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa.

Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống. Được tạo tác bởi những thợ mộc, địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, thanh thoát, ấm cúng. Vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực. Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.

du-lich-hoi-an-ivivu-img19

du-lich-hoi-an-ivivu-img20

BẢO TÀNG GỐM SỨ MẬU DỊCH

du-lich-hoi-an-ivivu-img22

Bảo tàng gốm sứ Mậu dịch Hội An lưu giữ các hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 9 đến 19, xuất xứ từ nhiều nước. Những cổ vật này phản ánh sinh động về gốm sứ mậu dịch trên biển khi Hội An còn là thương cảng lớn. Bảo tàng Hội An này còn trưng bày rất nhiều món cổ vật do thương nhân quốc tế xưa mang đến. Đặc biệt là những món đồ gốm sứ cổ Trung Quốc.

Ngoài ra, tại đây còn lưu giữ những hiện vật khai quật từ tàu buôn bị đắm tại Cù Lao Chàm. Rất nhiều đồ cổ đã được khai quật có kiểu dáng quen thuộc như đĩa, bình có kích thước lớn. Trang trí hoa văn, vẫn còn giữ hình dạng ban đầu khi được trục vớt. Những món đồ này có niên đại thế kỷ XV – XVI và được sản xuất ở các lò gốm miền Bắc.

du-lich-hoi-an-ivivu-img23

du-lich-hoi-an-ivivu-img24

BIỂN CỬA ĐẠI

Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và có sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.

Vị trí: Cách phố cổ Hội An 5 km về hướng Đông.

Ảnh: vinwonders

BIỂN AN BÀNG

du-lich-hoi-an-ivivu-img25

Đến biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát. Đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.

Vị trí: Thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông.

NGOẠN CẢNH SÔNG THU BỒN

du-lich-hoi-an-ivivu-img27

Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non đẹp như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng.

Vị trí: Khởi hành từ bến thuyền trên đường Bạch Đằng, chạy một đoạn sông Hoài rồi ra sông Thu Bồn.

LÀNG MỘC KIM BỒNG

du-lich-hoi-an-ivivu-img28

Nghệ nhân làng mộc Kim Bồng từng tự hào với việc cha ông họ đã được vua chúa nhà Nguyễn mời ra kinh đô xây dựng. Và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm. Đến làng nghề này, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng các khâu chế tác ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ gỗ rất tinh xảo.

Vị trí: Nằm ở xã Cẩm Kim đối diện khu phố cổ Hội An, bên kia sông Thu Bồn. Từ bến đò phố cổ, bạn chỉ mất 10 phút đến đó bằng thuyền.

LÀNG GỐM THANH HÀ

Ảnh: Nhu NhuVào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung. Được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa. Sau khi tiếp thu được một số vốn liếng kỹ thuật thì đã hình thành làng gốm như ngày nay. Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống… mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của địa phương khác.

du-lich-hoi-an-ivivu-img31

du-lich-hoi-an-ivivu-img32

Vị trí: Nằm cách Hội An 3km về hướng Tây (di chuyển bằng thuyền khoảng gần 30 phút từ bến đò khu phố cổ).

THAM QUAN ĐẢO CÙ LAO CHÀM

Ảnh: @nga1301

Cù Lao Chàm gồm 7 hòn đảo nhỏ là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Ông. Cù Lao Chàm nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.

Ảnh: @nga1301

Nếu đi bụi, du khách có thể trải nghiệm cảm giác đêm ở Cù Lao Chàm, chỉ cần thuê một cái lều giá tầm 250,000VNĐ (không bao gồm VAT) . Tắm biển Cù Lao Chàm nên cẩn thận con sứa trong veo, chạm vào người sẽ mẩn ngứa một lúc khá khó chịu.

Vị trí: Thuộc xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, cách bờ biển Cửa Đại 18 km về phía Đông, khoảng 30 phút đi tàu cao tốc xuất phát tại cảng Cửa Đại hoặc đi thuyền gỗ xuất phát tại bến Bạch Đằng với hành trình khoảng 2 giờ đồng hồ.

Lưu ý: Tham quan bằng phương tiện đường thủy, du khách liên hệ:

– HTX Vận tải Thủy bộ Hội An. ĐT: 0510.3861240

– Văn phòng hướng dẫn tham quan Hội An. ĐT:0510.3862715

Bạn đang xem: Du lịch Hội An: Cẩm nang từ A đến Z (update thông tin mới nhất 2024)
Bài trước Bài sau
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng nhập
Đăng ký
Hotline: 0865 383 138 - 0326 090 688
x
Chat